Mẹ có biết khi nào là độ tuổi vàng để con tập ăn dặm không? Theo Nan Nga, thời gian bé biết tập nuốt, vốn rơi vào khoảng 5 tháng tuổi là ba mẹ có thể tập cho con quen dần với ăn dặm, không nên để trễ hơn quá nhiều. Vậy ăn dặm lúc 5 – 6 tháng & lúc 7- 8 tháng khác gì với nhau? Khẩu phần & các món ăn ba mẹ nên chuẩn bị ra sao?

Cùng đọc ở bài viết dưới của sữa Nan Nga số 1 để được giải đáp các dưỡng chất & thực phẩm được sử dụng trong quá trình ăn dặm ở các giai đoạn phát triển của bé nhé. 

Thực đơn ăn dặm theo giai đoạn phát triển của bé

Giai đoạn 1: giai đoạn bé tập nuốt (từ 5 – 6 tháng tuổi)

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dinh dưỡng. Khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ 5ml cháo nghiền loãng mỗi ngày mỗi lần bú. Sau 2, 3 ngày thì tăng lên thìa to hơn.
  • Khi bé ăn được 3, 4 thìa thì có thể bắt đầu cho bé ăn thử trái cây, rau củ hầm nhừ.
  • Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.
  • Nên cố gắng cho trẻ ăn cố định 1 giờ nhất định.
  • Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.
  • Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé.

Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là:

  •  Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
  •  Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.

Giai đoạn 2: giai đoạn bé nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa sáng và tối mỗi ngày. Ngoài các thức ăn phổ biến như cháo, rau, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thịt như cá, thịt gà hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.
  • Độ cứng của thức ăn mà bé có thể nghiền bằng lưỡi tương đương đậu phụ.

 Lượng thức ăn mỗi bữa như sau:

  • Nhóm tinh bột (50-80 gram): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
  • Nhóm rau quả (20-30 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
  • Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa hoặc sữa Nan Nga số 1 (50-70 gram).

Phương pháp ăn dặm được giới thiệu trên là ăn dặm kiểu Nhật vốn đã có thể cung cấp đủ chất nếu mẹ làm theo đúng cách, tuy nhiên, Nan Nga khuyên mẹ vẫn nên đảm bảo việc uống sữa của con dù là sữa mẹ hay sữa công thức bởi đây là “nguồn tài nguyên” quý giá về dưỡng chất nuôi dưỡng bé trong suốt 6 – 12 tháng đầu. Tiếp tục cho bé bú sữa dù là sữa mẹ hay sữa Nan Nga 1 thì bé sẽ thích ứng với quá trình ăn dặm dễ dàng hơn. Có 2 lý do để giải thích cho điều này như sau:

  • Đầu tiên là động tác mút sữa ở các bé bú sữa mẹ hay sữa bình sẽ giúp bé có nhiều cơ hội tập nhai hơn.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do sữa mẹ & sữa Nan Nga số 1 thơm và ngon nên bé bú sữa sẽ có vị giác tốt hơn với thức ăn dặm.

Theo đó, khi bé vào chế độ ăn dặm, mẹ nên duy trì lượng sữa như sau:

  • Các bé trong giai đoạn từ 5,5 tháng đến 7 tháng cần 600ml sữa Nan của Nga/ngày.
  • Các bé trong giai đoạn từ 8 – 12 tháng cần 450ml sữa Nan Nga 1/ngày.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi cùng sữa Nan của Nga

Hy vọng gợi ý thực đơn cho bé trong lúc tập nhai trệu trạo (7-8 tháng tuổi) như trên giúp ích cho mẹ khi bé ăn dặm. Trong thời gian này, Nan Nga vẫn khuyên rằng mẹ nên giữ thói quen duy trì cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức Nan Nga số 1 hàng ngày khi bé ăn dặm để đảm bảo con được bổ sung đủ chất dinh dưỡng & phát triển toàn diện mẹ nhé.

Leave a comment

Your email address will not be published.