Ngoài việc quan tâm đến sự phát triển thể chất của bé qua việc tìm kiếm các loại bánh ăn dặm nestle hay gerber puffs của sản phẩm bánh ăn dặm gerber thích hợp cho trẻ cũng như các thông tin bánh ăn dặm gerber co tot khong mà bố mẹ có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng điện tử hoặc tìm mua banh gerber qua sự giới thiệu của người quen. Bố mẹ cũng nên quan tâm đến các kiểu hành vi xuất hiện thường xuyên hoặc liên tục và không thích hợp mà có xu hướng trở nên nghiêm trọng thành rối loạn tâm thần, chống đối và cư xử. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết sau:

I/ Xác định vấn đề
Để có thể xác định được vấn đề của trẻ, bố mẹ cần quan sát trực tiếp các hành vi, ứng xử của trẻ trong sinh hoạt hằng, bao gồm cả phản ứng của bố mẹ đối với các hành vi đó. Ngoài ra, các thông tin có thể được bổ sung bất cứ khi nào từ những người thân khác trong gia đình hoặc giáo viên ở trường học. Những vấn đề sẽ thường xảy ra trong vài nguyên nhân sau:
- Các hành vi điển hình theo lứa tuổi
- Kỳ vọng đối với trẻ
- Tính cách của bố mẹ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ
- Mối quan hệ của đứa trẻ với các thành viên khác trong gia đình

II/ Diễn giải vấn đề
Quá khứ của trẻ mà góp phần làm tăng khả năng gia tăng các vấn đề về hành vi như tiếp xúc với chất độc, biến cố trong thời kỳ mang thai của mẹ, hoặc mắc một căn bệnh nghiêm trọng từ lúc mới sinh ra. Một số vấn đề có thể liên quan đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái và có thể được hiểu theo nhiều cách:
- Kỳ vọng của cha mẹ không thực tế: Ví dụ, một số cha mẹ kỳ vọng rằng đứa trẻ 2 tuổi của họ sẽ nhặt đồ chơi mà không cần đến sự trợ giúp.
- Tương tác không tốt giữa bố mẹ và con: Ví dụ, đứa trẻ ít được bố mẹ quan tâm, thường xuyên la mắng trẻ nhỏ bằng những ngôn từ hay roi đòn.
- Quan tâm con quá mức: Những phản ứng có ý nghĩa tốt của bố mẹ đối với một vấn đề có thể làm cho vấn đề đó trở nên tồi tệ hơn (ví dụ: bảo vệ quá mức một đứa trẻ; nhượng bộ một khi trẻ đòi hỏi một thứ gì, ….).
- Dạng mặc định lặp đi lặp lại: Trong khuôn mẫu được nêu ra ở trên, trẻ em thường phản ứng lại với những căng thẳng và khó chịu bằng cách thể hiện sự bướng bỉnh, hung hăng thậm chí là la hét, khóc lóc. Thông thường, cha mẹ phản ứng chống lại bằng cách mắng, la hét và đánh; đứa trẻ sau đó leo thang các hành vi dẫn đến phản ứng mạnh mẽ hơn.