Cho bé ăn gì, nấu như thế nào, chọn nguyên liệu ra sao, có nên cho bé ăn bánh gerber không… là những băn khoăn điển hình của nhiều mẹ khi cho con ăn dặm. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Dùng thức ăn sẵn cho bé
Khi bắt đầu ăn dặm, ngoài việc bú sữa thì bé đã có thể ăn một số món hơi đặc. Mẹ có thể cho bé ăn bột ăn dặm hoặc bánh gạo gerber mềm tan nhanh trong miệng rất tiện lợi cho bé cho bé. Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại bột ăn liền được nghiên cứu là phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Khi mua mẹ nên chú ý xem thành phần để thay đổi cho trẻ thường xuyên không bị ngán.
Nấu bột cho bé ăn cũng đơn giản giúp mẹ có thêm được ít thời gian làm việc khác. Thế nhưng việc nấu thức ăn dặm từ những thực phẩm tươi ngon vẫn được khuyến khích hơn để bé có thể thưởng thức hương vị tự nhiên một cách trọn vẹn nhất. Do đó bên cạnh bánh gạo ăn dặm gerber, mẹ nên nấu ăn cho bé vào các bữa chính vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa để trẻ tìm hiểu nhiều món ăn ngon hơn.
Nấu món ăn dặm cho bé nên bắt đầu với từng món đơn lẻ trước sau đó mới bổ sung thêm các thành phần khác nhau. Việc này giúp mẹ dễ dàng phát hiện dấu hiệu dị ứng ở bé. Sử dụng những nguyên liệu như rau củ, trái cây xay nhuyễn, các loại đậu, sữa chua cho bé ăn dặm.
Khi tự chọn thức ăn và chế biến cho bé có những ưu điểm sau:
Biết bé ăn gì, ăn như thế nào, khẩu vị bé ra sao.
Tiết kiệm chi phí hơn so với mua đồ ăn nấu sẵn.
Tùy ý chọn nguyên liệu mà không bị giới hạn như mua đồ nấu sẵn.
Bên cạnh việc tự nấu bột hay cháo ăn dặm, mẹ cũng đừng quên cho bé ăn thêm bánh ăn dặm gerber (gerber vietnam) để bé tập thói quen nhai nuốt. Khi mới tập ăn dặm, bé cần được ăn các thực phẩm giàu sắt, kẽm. Trên thực tế khi được 6 tháng tuổi, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé giảm dần và sữa thì không cung cấp đủ. Do đó bé cần được bổ sung sắt từ các thực phẩm bên ngoài thông qua những bữa ăn dặm.