Bé 9 tháng tuổi thì nên cho ăn gì để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối đa? Có nên cho bé ăn bánh gerber không? Hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng một cách tốt nhất.
Dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
9 tháng tuổi nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất. Do đó ngoài sữa mẹ, bé còn cần hấp thụ thêm qua các bữa ăn dặm hàng ngày. Tập trung xây dựng khẩu phần ăn cho bé 9 tháng tuổi bao gồm 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Trẻ cần trung bình 500-600ml sữa trong 1 ngày.
Bé ăn gì trong bữa ăn dặm? Các món phù hợp đó là cơm nhão, bột, thịt/cá, cháo ăn dặm, dầu ăn, rau xanh và trái cây. Ngoài ra nên cho bé ăn thêm bánh gạo gerber để bé quen với thói quen cầm nắm và nhai.

Mẹ cần đảm bảo mỗi bữa ăn cho bé cần có 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản bao gồm protein, lipid, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các loại thực phẩm chứa tinh bột như gạo, yến mạch, lúa, mì, các loại đậu… Chất đạm có nhiều trong tôm, thịt, cá, lòng đỏ trứng… Ngoài ra bé cần ăn nhiều rau xanh, sữa như yaourt, phô mai, bơ để hấp thu nhiều vitamin và khoáng chất.
Để bé tăng cân đạt tiêu chuẩn, mẹ nên lưu ý một vài điều trong chế độ ăn cho bé như sau:
9 tháng tuổi bé đang mọc răng và tập nhai tập nhai, hãy để bé làm quen kỹ năng này thuần thục bằng cách cho bé ăn bánh ăn dặm nestle, bột ăn dặm, cháo nguyên hạt và các loại rau củ băm nhuyễn không cần quá nát như hồi 6 tháng tuổi. Bánh gạo ăn dặm gerber là thực phẩm thích hợp cho bé ăn bốc, ngoài ra còn rau củ luộc chín cắt nhỏ… qua đó bé sẽ khám phá được mùi vị thức ăn và khuyến khích bé nhai, cảm nhận được sự ngon miệng trong ăn uống.

Để bé không chán nhanh, mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kẽm, sắt từ thịt đỏ, hàu, tôm, gan gà, gan lợn… Nên nhớ rằng bé 9 tháng tuổi chưa ăn được lòng trắng trứng, sữa tươi, sò, ốc, trai… và đây cũng là những thực phẩm nguy cơ gây dị ứng cao. Cho bé uống nước, sữa đầy đủ để tránh táo bón.