Đối với các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng bé nhỏ, “Ăn dặm bao nhiêu là đủ” là câu hỏi được quan tâm khá nhiều. Ngoài ra mẹ có hiểu rằng với từng giai đoạn trẻ sẽ phát triển kỹ năng vận động liên quan đến ăn uống bên cạnh các kỹ năng vận động thể chất thông thường khác không?. Cùng Nan Optipro Nga trả lời câu hỏi trên & khám phá quá trình này của trẻ nhé.
Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Về nguyên tắc, khi tập ăn thì cần cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, có thể trẻ chỉ ăn từ 1 – 2 muỗng cà phê thức ăn. Tuy nhiên, nếu trẻ háo hức với đồ ăn mới, thì cha mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm trong bữa ăn, cho đến khi bé ăn được khoảng từ 50 – 100 ml mỗi lần.
Trong những năm đầu đời của trẻ, ngoài việc tăng số lượng thực phẩm cho mỗi bữa ăn thì số lượng bữa ăn của trẻ cũng được tăng dần theo thời gian, đảm bảo quá trình ăn dặm đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Thời gian đầu khi trẻ thực hiện ăn dặm có thể bắt đầu bằng một bữa ăn mỗi ngày và cứ 2 tháng thì lại tăng thêm một bữa cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Vậy với bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Với bé 6 tháng nên ăn một bữa mỗi ngày và khi bé được 8 tháng thì số bữa ăn sẽ tăng thành 2 bữa một ngày, cho đến khi bé được 10 tháng có thể tăng lên 3 bữa ăn một ngày. Xen kẽ trong các bữa ăn, mẹ vẫn nên chuẩn bị những phần Nan Optipro Nga cho trẻ uống nhé.
Một số gợi ý về chế độ ăn dặm có thể thực hiện cho trẻ
- Với bé từ 6 – 7 tháng tuổi: Có thể ăn bột loãng, sền sệt rồi đặc hoặc các thức ăn xay/nghiền hoặc sữa Nan của Nga với hàm lượng khoảng 100 – 200 ml thức ăn/bữa và bú mẹ cả ngày.
- Với bé từ 8 – 9 tháng tuổi: Bé có thể ăn bột đặc, thức ăn nghiền hoặc thái nhỏ với hàm lượng khoảng 200ml và ăn 2 bữa cùng với bú mẹ hoặc uống Nan Nga số 1 cả ngày.
- Với trẻ từ 10 – 12 tháng thì ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể tự cầm nắm được với hàm lượng từ 200 – 250 ml và ăn 3 bữa cùng bú mẹ cả ngày. Lúc này vẫn nên duy trì uống Nan Nga nội địa mẹ nhé.
- Khi trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi thì có thể cho trẻ ăn cháo, thức ăn thái nhỏ cắt khúc với hàm lượng từ 250 – 300 ml và cho trẻ ăn 3 bữa cùng với bú mẹ cả ngày.
- Sau khi trẻ được 24 tháng tuổi thì có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Làm thế nào để hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng vận động liên quan đến ăn uống?
Để giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động liên quan đến ăn uống như cầm nắm thức ăn, nhai, bốc, … mẹ có thể tham khảo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, cụ thể:
- Cầm nắm thức ăn: Lúc bắt đầu, mẹ có thể sử dụng loại dao răng cưa để cắt thức ăn thành dạng thanh dài để trẻ dễ cầm. Khi đã thành thạo trẻ sẽ cầm được thức ăn trơn hơn.
- Bốc nhón thức ăn: Mẹ có thể cắt thức ăn nhỏ hơn để trẻ tập dùng ngón cái và ngón trỏ tạo thành gọng kìm bốc nhón. Ở giai đoạn này, mẹ có thể sử dụng đa dạng các loại thực phẩm với cách chế biến khác nhau như chiên, xào để làm tăng sự đa dạng các món ăn cho bé.
- Cầm muỗng, thìa: Khi khả năng cầm nắm thức ăn và bốc nhón của trẻ thành thạo, mẹ có thể tập cho trẻ bắt đầu dùng muỗng, thìa bằng cách cho trẻ chơi với chén, bát, muỗng.
- Cầm ly uống nước: Lúc bắt đầu, mẹ có thể mua ly có 2 quai cầm ở 2 bên để tập cho trẻ tự cầm ly uống nước hoặc uống Nan Nga số 1.
Tóm lại, trong giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ hình thành và phát triển các kỹ năng vận động liên quan đến ăn uống như cầm nắm thức ăn, nhai nuốt, sử dụng ly. Mẹ cần chú ý các mốc phát triển của trẻ để hỗ trợ trẻ và giúp trẻ yêu thích ăn uống cũng như tham khảo nhiều nguồn nếu còn đắn đo giữa sữa Nan Nga nhập khẩu và xách tay nhé.